Nguyên lý hoạt động có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi vào ca-bin. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Cấu tạo cơ bản của hệ thống máy lạnh AC
Máy nén
Máy nén(lốc lạnh) ô tô là chi tiết ảnh hưởng đến quá trình vận hành quan trọng nhất trong hệ thống điều hòa:
- + Tạo sức hút hay tạo ra điều kiện giảm áp tại cửa hút của nó nhằm thu hồi ẩn nhiệt của hơi môi chất lạnh từ bộ bốc hơi. Điều kiện giảm áp này giúp cho van giãn nở hay ống tiết lưu điều tiết được lượng môi chất lạnh thể lỏng cần phun vào bộ bốc hơi
- + Làm tăng áp suất và nhiệt độ hơi môi chất lạnh lên gấp nhiều lần so với nhiệt độ môi trường giúp thực hiện tốt quá trình trao đổi tại giàn nóng.
- + Bơm môi chất lạnh chạy xuyên suốt trong hệ thống.
Những nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng máy nén phải kể đến như: máy nén phải luôn hoạt động ở chế độ tải lớn, thiếu dầu bôi trơn, ga lạnh không đảm bảo chất lượng….
Giàn nóng
Giàn nóng bao gồm các ống và cánh tản nhiệt, và được lắp phía trước của két nước.
Giàn nóng dùng một quạt để làm giảm nhiệt độ cao, áp suất cao của môi chất lạnh được nén bởi máy nén.
Giàn nóng có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh dạng hơi thành môi chất lạnh dạng chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao(lẫn cả gas dạng hơi và dạng lỏng).
Ở một số dòng xe, dàn nóng sẽ được lắp đặt thông thoáng phía trước khoang máy. Do đó, khi rửa xe, chủ xe chỉ cần yêu cầu người rửa vệ sinh dàn nóng bằng nước hoặc bằng hóa chất chuyên dùng.
Giàn lạnh
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất lạnh dạng hơi sương với nhiệt độ thấp và áp suất thấp đã được cung cấp bởi van tiết lưu, do đó nó sẽ hấp thụ nhiệt của không khí xung quanh giàn lạnh.
Những hư hỏng chủ yếu ở giàn lạnh chủ yếu là rò rỉ khí, lọc gió bám nhiều bụi bẩn,…
Van tiết lưu
Van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun và Giàn lạnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe.
Các cặn bẩn bám vào ống van tiết lưu lâu ngày sẽ dẫn đến bị tắt nghẽn trong hệ thống.
Quạt lồng sóc
Quạt lồng sóc có nhiệm vụ đưa hơi lạnh từ giàn lạnh vào bên trong cabin xe. Tùy theo cách thiết kế, vị trí khe gió của mỗi mẫu xe mà quạt lồng sóc được hãng xe bố trí với số lượng khác nhau.
Bộ lọc khô
Bộ lọc khô (hút ẩm) có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, tránh tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể phá hủy hệ thống. Ngoài ra, bộ lọc khô cũng có một bộ lọc giúp giữ các chất ô nhiễm có thể có trong hệ thống.
Khi bộ lọc không giữ được hơi ẩm cần thay bộ lọc để hệ thống hoạt động ổn định.
Trong trường hợp thay thế máy nén(lốc lạnh), để đảm bảo điều kiện an toàn cho toàn hệ thống, kéo dài tuổi thọ của lốc, Garage HUY CƯỜNG khuyên bạn nên thay thế luôn cả ống mao tiết lưu, bộ tách ẩm và cả giàn nóng.
Những hư hỏng chủ yếu trên hệ thống lạnh
Mùa hè hệ thống điều hòa trên xe ô tô do được sử dụng thường xuyên nên thường có những sự cố bất thường khiến cho người ngồi chẳng hề cảm thấy dễ chịu trong không khí oi bức, ngột ngạt.
Những tác động ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến điều hòa.
Chất ẩm ướt, bụi bẩn, không khí, cao su, mảnh vỡ kim loại và dầu bôi trơn không đúng loại gây tắc nghẽn, hình thành axít và làm giảm hiệu suất làm lạnh của điều hòa.
Sau đây, Garage HUY CƯỜNG xin đưa ra một số hư hỏng chủ yếu và cách khắc phục trên hệ thống điều hòa ô tô.
Hiện tượng | Nguyên nhân | Cách khắc phục | |
Điều hòa chỉ ra gió chứ không lạnh | – Thiếu ga. Nếu lượng gas không đủ thì máy sẽ chỉ có gió chứ không lạnh hoặc lạnh rất yếu.– Bộ lọc gió bị bám bụi. | – Bơm ga, nếu không hết thì cần tháo toàn bộ hệ thống ra để tìm nguyên nhân rò rỉ.– Vệ sinh bộ lọc gió. | |
AC đóng ngắt liên tục | Áp suất gas trong hệ thống cao hơn so với mức khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi hệ thống tự động phát hiện được áp suất bất bình thường, hệ thống sẽ ngắt ly hợp lốc điều hòa để bảo vệ các bộ phận khác trong hệ thống. | Cần thay van điều khiển mới, kiểm tra các cảm biến đầu vào, cảm biến nào sai cần thay ngay. | |
Băng bám lạnh trong hệ thống điều hòa ô tô. | Hệ thống điều hòa thiếu trầm trọng gas lạnh, áp suất trong các bình chứa giảm mạnh dẫn đến nhiệt độ sôi của gas giảm rõ rệt hơi nước trong không khí thổi quan dàn sẽ bị đóng băng trên bề mặt ống và các khe hở, các lá tản nhiệt của dàn.
|
Hãy vệ sinh, bảo dưỡng, hút chân không thật kỹ, sau đó nạp gas mới. | |
Hệ thống điều hòa làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu. | Do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. Do người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn… bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ thừa cơ bốc ra. | Cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió bằng các hóa chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng. Lọc gió điều hòa cần thay thế sau mỗi 20.000km hoặc sau 2 năm sử dụng. | |
Hệ thống bị lọt khí, trong xe chỉ hơi mát | Do quá trình hút chân không chưa đạt hoặc máy hút chân không bị yếu, hay khi nạp ga vào bị lọt không khí vào bên trọng. | Hiện tượng này bạn cần xả ga ra, hút chân không cho kỹ. Nếu không khắc phục nhanh lỗi này sẽ khiến dầu lạnh bị biến chất, cô đặc không còn khả năng bôi trơn và làm hư hỏng máy. | |
Hư hỏng máy nén khí, tắc bầu ngưng. Xe không có hơi mát, khi sờ ống cao áp thấy hơi mát mà không ấm. Xả ga thấy mùi hôi và dầu chuyển sang màu tối đen.
|
Do máy nén bị hỏng (xilanh, piston bị mòn tạo ra khe hở trên piston và xilanh, gây ra hiện tượng không nén đủ áp suất). Ngoài ra, lỗi còn do van điều khiển máy nén bị kẹt, luôn mở (buồng cao áp thông với buồng điều khiển). | Cần thay máy nén với hay trường hợp đầu, trường hợp sau cần thay bầu ngưng. Ngoài ra, khi thay máy nén cần thay phin lọc ga, vệ sinh lại hệ thống để loại bỏ cặn bẩn, dầu bên trong, hút chân không và nạp gas. | |
Một số dấu hiệu hiện trên kính kiểm soát ga: | Màu trắng đục như sữa. | Có nước trong hệ thống.
|
Hãy vệ sinh, bảo dưỡng, hút chân không thật kỹ, sau đó nạp gas mới, dầu mới.
|
Thỉnh thoảng có bọt nước hoặc bọt nổi liên tục | Thiếu chất làm lạnh (gas) hoặc bộ hút ẩm không giữ được hơi ấm. | Hút chân không kỹ, bơm chất làm lạnh (gas), thay bộ lọc. | |
Có vết sọc của dầu trên kính. | Hệ thống không còn chất làm lạnh (gas). | Bơm chất làm lạnh (gas). |